vỏ cây vú sữa dày, gồ ghề màu sẫm với những đường sọc dài, được cho là có thể dùng để sắc nước uống giúp giảm cơn ho, cơn đau dạ dày và phục hồi sức khỏe rất hiệu quả
Vú sữa (Chrysophyllum cainito) là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn), có thể cao từ 6-30m, có tán lá dày và khỏe, thuộc họ Sapotaceae. Vú sữa có nguồn gốc ở các vùng đất thấp của Mexico, Trung Mỹ và quần đảo Caribe. Ở nước ta, vú sữa được trồng từ rất lâu với nhiều giống khác nhau, trong đó vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Tiền Giang được coi là giống nổi tiếng nhất. Vú sữa tùy theo giống sẽ có vỏ màu tím, dày, vị ngọt hơn loại vỏ mỏng màu xanh. Vỏ vú sữa chứa nhiều nhựa mủ, không ăn được. Vú sữa có hương vị giữa trái vải và trái hồng, ngoài việc cung cấp khoảng 67,2 Kcal/100 gr còn có nhiều vitamin A, B1, B2, B3 và C, nhất là glucid, calcium, sắt, chất xơ, protein và lipid (dầu acid malic), có thể sử dụng tươi hoặc làm nguyên liệu trong nhiều loại cocktail.
Lá vũ sữa:
Chất nước ngọt ngào, thơm và trắng đục của vú sữa dầm với đá và sữa, là món sinh tố giải khát được nhiều người ưa thích. Lá vũ sữa hỗ trợ điều trị tiểu đường và xoa dịu các cơn đau nhức khớp do phong thấp.
Theo Fruitinfo, lá vú sữa hãm lấy nước uống là bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường và xoa dịu các cơn đau nhức khớp do phong thấp, tiêu chảy nhẹ (trong trường hợp nặng có thể cho thêm lá ổi); hoặc dùng làm nước súc miệng trị sưng nướu răng, viêm miệng, viêm họng... bằng cách đun nóng khoảng 1 chén lá tươi cắt nhuyễn với 2 ly nước trong 10 phút, sau đó dùng nước này để súc miệng.
Vỏ cây vũ sữa
Còn vỏ cây vú sữa dày, gồ ghề màu sẫm với những đường sọc dài, được cho là có thể dùng để sắc nước uống giúp giảm cơn ho, cơn đau dạ dày và phục hồi sức khỏe rất hiệu quả. Lời khuyên là khi sử dụng các phương thuốc này, cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.
Thông thường, khi chọn vú sữa chúng ta chọn những trái màu sáng, bóng nhẵn, vỏ chuyển từ xanh nhạt sang màu kem đến hơi nâu ở phần đáy trái, ít tỳ vết và còn cuống.
Lưu ý: Khi chọn ăn vú sữa bằng cách vò xoay cho mềm thì đừng rút cuống rồi nút, bởi vú sữa thường có sâu ngay cuống.